Văn hóa Châu Âu và khu vực khác Thế tử

Tại các quốc gia Châu Âu, dù hầu hết các các vị quân chủ của quốc gia này đều xưng tước Vương, tuy nhiên việc dùng "Thế tử" để nói về những người thừa kế ở các quốc gia này không chính xác.

Nguyên bản các "Thế tử" là tước vị hoặc danh xưng không chính thức cho 「Người thừa kế Công khanh chư hầu」, vì vậy đối với hầu hết các quốc gia Châu Âu đều có chủ quyền quốc gia độc lập, dù phần lớn chỉ là tước Vương, thì "Thế tử" vẫn không phải là cách dùng phù hợp cho những người thừa kế của họ. Tại một số Đại công quốc như Luxembourg hay Hesse, người thừa kế của họ có tước hiệu 「"Hereditary Grand Duke"」, hoàn toàn có thể dịch thành "Thế tử", hoặc một số Thân vương quốc sử dụng tước hiệu 「"Hereditary Prince"」 cho người thừa kế, cũng có thể dịch thành "Vương thế tử" theo ngôn ngữ Đông Á. Tuy nhiên, các tước vị này ở Châu Âu đều không thay đổi vai vế, tức kiểu phải gọi "Thái đệ (Thế đệ)" hay "Thái tôn (Thế tôn)" nếu là em trai/ cháu trai của một vị Vua như các quốc gia Đông Á. Do vậy, cả hai tước vị trên nên được dịch thành dạng không phân vai vế như 「Đại công trữ」 cùng 「Vương trữ」.